Cách dùng dầu tẩy trang đúng chuẩn và những lưu ý khi sử dụng

Làm sạch da với dầu tẩy trang vốn không còn quá xa lạ với phái đẹp. Nhưng với những cô nàng mới bắt đầu skincare thì sẽ khá lúng túng khi với cách dùng dầu tẩy trang. Và bài viết dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về cách dùng dầu tẩy trang sao cho đúng nhất.

Dầu tẩy trang là gì?

Cách dùng dầu tẩy trang
Dầu tẩy trang là gì?

Dầu tẩy trang (Oil Cleansing) là một sản phẩm tẩy trang dạng dầu. Nó có khả năng làm sạch lớp trang điểm dày, bã nhờn và bụi bẩn trên da một cách nhanh chóng. Cách dùng dầu tẩy trang cũng rất đơn giản khi chỉ cần vài động tác massage trên da là bạn đã có thể loại bỏ lớp mỹ phẩm còn sót lại trên da một cách dễ dàng mà không làm tổn hại đến làn da.

Hiện nay, dầu tẩy trang đang là dòng sản phẩm làm sạch da rất được ưa chuộng. Vì vậy, nếu bạn đang mới bắt đầu sử dụng thì hãy xem tiếp cách dùng dầu tẩy trang thế nào cho đúng để mang lại hiệu quả cao nhất nhé.

Những ưu điểm vượt trội của dầu tẩy trang

Cách dùng dầu tẩy trang
Vì sao dầu tẩy trang luôn được phái đẹp ưu tiên chọn lựa?

Phù hợp với mọi loại da

Dầu tẩy trang hoạt động bằng cơ chế “dầu hòa tan dầu” sẽ giúp trôi đi các lớp trang điểm một cách nhẹ nhàng. Bạn chỉ cần cho một lượng dầu tẩy trang vừa đủ vào lòng bàn tay, massage đều trên da là đã có thể loại bỏ được bụi bẩn mà không cần dùng đến bông tẩy trang.

Cũng chính vì vậy mà dầu tẩy trang luôn phù hợp với mọi loại da, kể cả những làn da khó tính như da nhạy cảm, da khô.

Chất nhũ hóa tiện lợi

Nếu bạn cho rằng dầu tẩy trang sẽ khiến da bị nhờn rít và phải rửa mặt nhiều lần để không bị nổi mụn thì không hoàn toàn đúng. Bởi dầu tẩy trang khác với dầu thiên nhiên chính là nó có tích hợp chất nhũ hóa bên trong.

Sau khi massage da với dầu tẩy trang thì bạn chỉ cần thêm một ít nước vào lòng bàn tay và tiếp tục xoa. Những chất nhũ hóa sẽ chuyển hóa thành dạng sữa để rửa sạch mặt. Tiếp theo chỉ cần kết hợp với sữa rửa mặt nữa thôi thì da của bạn đã thật sự sạch bụi bẩn và lớp trang điểm. Đây chính là một trong những điểm đặc biêt khiến dầu tẩy trang và các dùng dầu tẩy trang được nhiều chị em quan tâm.

Tẩy trang cả cho vùng mắt và môi

Những vùng da mỏng và dễ bị tổn thương như môi, mắt thì nước tẩy trang bình thường sẽ khó làm sạch được. Và việc chà xát mạnh với bông tẩy trang sẽ có thể sẽ gây xước da. Nếu vi khuẩn rơi vào mắt thì còn sẽ gây đau mắt đỏ.

Nhưng với dầu tẩy trang thì chất dầu sẽ khiến các vết eyeliner mi giả, mascara trôi đi nhẹ nhàng. Bạn chỉ cần đắp bông tẩy trang có tẩm dầu trực tiếp lau nhẹ mắt là được.

Tuy nhiên dầu tẩy trang cũng có điểm trừ duy nhất. Chính là bạn cần chú ý đến cách dùng dầu tẩy trang. Sau khi sử dụng bạn phải rửa mặt sạch ngay với nước ấm để giúp lớp dầu nhả ra nhanh hơn.

Cách dùng dầu tẩy trang đúng chuẩn mang lại hiệu quả làm sạch da tối ưu

Cách dùng dầu tẩy trang
Cách dùng dầu tẩy trang với 4 bước đơn giản

Bước 1: Bắt đầu với bàn tay khô và dầu tẩy trang

Dầu tẩy trang sẽ hòa tan bã nhờn, bụi bẩn và lớp trang điểm một cách hiệu quả nhất trong tình trạng khô.

Bạn hãy lấy một lượng dầu tẩy trang vừa đủ, xoa lòng bàn tay lại với nhau và áp lên mặt. Hoặc bạn cũng có thể dùng bông tẩy trang để thay thế.

Bước 2: Tiến hành massage nhẹ nhàng

Dùng ngón giữa và áp út tiến hành massage nhẹ nhàng. Bắt đầu từ 2 bên má đến mũi miệng, chuyển động từ ngoài vào dọc theo sống mũi.

Sau đó di chuyển tiếp lên trán và thực hiện trong vòng khoảng 3 phút để lấy sạch lớp trang điểm. Việc massage này không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn giúp nâng cơ mặt.

Bước 3: Nhũ hóa

Đây là một bước quan trọng trong cách dùng dầu tẩy trang bởi nó giúp chuyển hóa lớp dầu thành sữa để rửa trôi. Với bước này thì bạn nên sử dụng nước ấm làm ướt tay rồi vỗ nhẹ lên mặt.

Nước ấm trong bước này sẽ làm nóng các phân tử dầu và dần dần chuyển thành màu trắng. Hãy tiếp tục massage cho đến khi lớp dầu được nhũ hóa hoàn toàn.

Bước 4: Làm sạch da với sữa rửa mặt

Tiến hành làm sạch da lần cuối cùng với sữa rửa mặt sẽ giúp làm sạch lớp dầu và cặn trang điểm còn sót lại. Sau có bạn có thể thực hiện tiếp theo các bước còn lại trong quy trình skincare.

>>> Xem chi tiết tại đây

Những lỗi thường gặp trong cách dùng dầu tẩy trang mà ít người chú ý đến

Cách dùng dầu tẩy trang
Cần chú ý điều gì khi sử dụng dầu tẩy trang

Dầu tẩy trang vốn chỉ có khả năng làm sạch da ở trạng thái khô ráo. Nhưng rất nhiều bạn gái không biết điều này nên mặt và tay bị ướt khi tẩy trang. Điều này sẽ dẫn đến việc nước với dầu hòa tan vào nhau, chuyển thành dạng sữa lỏng khi lớp makeup vẫn chưa kịp làm sạch.

Ngoài ra, việc massage dầu quá lâu khiến bụi bẩn, cặn trang điểm thẩm thấu ngược trở lại và trở thành nguyên nhân gây mụn trên da. Thời gian tốt nhất để bạn lưu lại dầu tẩy trang trên da là từ 1 đến 2 phút.

Cuối cùng là do thực hiện bước nhũ hóa chưa tốt. Đây là bước quan trọn giúp chuyển dầu thành sữa rửa trôi lớp cặn trang điểm, chất nhờn và bụi bẩn trên da. Nhưng nhiều bạn gái lại sử dụng lượng nước quá nhiều, nước chảy nhanh khiến dầu chưa kịp nhũ hóa. Kết quả là bụi bẩn không được làm sạch hoàn toàn, chúng sẽ bị mắc kẹt trên da và sinh ra các loại mụn.

Da khô có nên sử dụng dầu tẩy trang không?

Cách dùng dầu tẩy trang
Da khô rất thích hợp sử dụng dầu tẩy trang

Dầu tẩy trang được xem là một lựa chọn lý tưởng dành cho làn da khô. Bởi kết cấu dầu tẩy trang khá đặc và có khả năng làm sạch da cực tốt. Tuy nhiên nó cũng đảm bảo việc giữ độ ẩm cần thiết cho da và không khiến da bị kích ứng.

Hơn nữa, cách dùng dầu tẩy trang để làm sạch da thì bạn không cần nhờ đến bông trang điểm nên sẽ giảm được những tác động mạnh đến làn da. Một lời khuyên là bạn nên sử dụng dầu tẩy trang có thành phần là axit amin thực vật. Bởi đây đều là những sản phẩm làm sạch da siêu nhẹ và không gây kích ứng.

Tổng kết

Dầu tẩy trang không khó để sử dụng. Chỉ cần bạn thực hiện theo các bước trong cách dùng dầu tẩy trang ở trên thì chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả làm sạch sâu từ lỗ chân lông. Và đừng quên lựa chọn cho mình một sản phẩm chất lượng, phù hợp với làn da để trả lại cho bạn một làn da trắng mịn, đều màu và khỏe mạnh.

>> Xem thêm: Viêm da tiết bã: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

>> Xem thêm: Dị ứng thời tiết ở mặt – Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả tại nhà

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *