Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị da tay khô
Da tay khô là tình trạng xuất hiện ở rất nhiều người trên thế giới nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị căn bệnh này sao cho hiệu quả và hợp lý nhất.
Tổng quát về da tay khô
Da tay khô là tình trạng khá phổ biến. Về mặt kỹ thuật và y học thì nó là căn bệnh không nguy hiểm với sức khỏe con người. Tuy nhiên da tay khô lại gây khó chịu trên cơ thể.
Trong hầu hết các trường hợp, da tay khô là do điều kiện môi trường tác động. Ví dụ thời tiết quá khắc nghiệt có thể khiến khô da. Cùng với đó, việc rửa tay thường xuyên, tiếp xúc nhiều với hóa chất và một số điều kiện y tế phức tạp cũng có thể làm khô da trên tay của bạn.
Điều này nói lên rằng, chỉ cần bạn giữ cho làn da không ‘khát nước ở mức độ vừa phải, thì dù với bất kể nguyên nhân gì cũng khó có thể khiến da tay khô. Hãy tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng ngừa và khắc phục tình trạng này bằng cách đọc thật kỹ bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
=>> Tìm hiểu cách dưỡng da bằng dầu dừa bằng cách click vào đường link này

7 phương pháp chữa da tay khô hiệu quả
Để chống tình trạng da tay bị khô, hãy thử một số biện pháp dưới đây
1. Giữ ẩm bàn tay
Hãy thử sử dụng một loại kem dưỡng ẩm chất lượng tốt, ít hóa chất độc hại nhiều lần trong ngày. Chúng sẽ giúp phục hồi độ ẩm cho bàn tay và không khiến da bị mất nước nữa.
2. Đeo găng tay
Nếu phải thường xuyên phải ngâm tay trong nước, chẳng hạn như làm công việc rửa bát đĩa thì hãy cân nhắc việc sử dụng một chiếc găng tay. Nó sẽ giúp ngăn nước làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da của bạn.
3. Giảm căng thẳng
Có một sự liên hệ nhỏ giữa căng thẳng và bệnh chàm. Vì vấy, nếu thấy bàn tay bị khô cứng do chàm, hãy dành chút thời gian để tự chăm sóc bản thân, giảm stress, yêu đời hơn bạn nhé.

4. Cân nhắc việc dùng thuốc
Nếu bạn bị bệnh chàm nghiêm trọng, một số loại thuốc có thể sẽ rất hữu ích cho việc chă sóc làn da. Bác sĩ thường sẽ kê thuốc steroid để bạn bôi lên da hoặc thậm chí là kê một số loại kháng sinh để bạn uống.
5. Điều trị bằng ánh sáng tia cực tím
Trong một số trường hợp bệnh vẩy nến nặng, liệu pháp dùng tia cực tím (UV) cũng có thể giúp da tự phục hồi. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thử bất kỳ một liệu pháp trị liệu UV nào.
6. Dùng kem dưỡng da hàng đêm
Một trong những biện pháp tốt nhất để chữa trị da tay khô là bôi kem dưỡng da hoặc dưỡng ẩm vào ban đêm. Sau đó, bạn cần che tay bằng một đôi găng tay hoặc vớ mềm. Bôi kem dưỡng ẩm giúp nó hấp thụ vào làn da trong đêm để rồi khi thức dậy bạn có đôi bàn tay mịn màng như em bé.
7. Thoa kem hydrocortison
Trong một số trường hợp, da tay khô có thể tồi tệ hơn thông thường và người ta gọi đó là viêm da. Lúc đó, một loại kem dưỡng da có chứa hydrocortison là hữu ích nhất với bạn bởi nó có thể giúp làn da bị kích thích dịu đi trông thấy.

Cách phòng ngừa da tay khô
Nếu da tay khô đang ảnh hưởng đến cuộc sống, hạn cần cân nhắc mang theo một chai kem dưỡng da. Bạn có thể thoa nó suốt cả ngày. Hãy tìm và sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần sau:
– Glycerin
– Dầu Jojoba
– Bơ ca cao
– Nha đam
Nếu phải làm việc ở một nơi cần rửa tay thường xuyên, chẳng hạn như bệnh viện hoặc nhà hàng, hãy hỏi ý kiến quản lý về việc lắp đặt máy bơm kem dưỡng da trên tường. Bạn cũng nên tránh những nơi nhiệt độ quá cao để phòng ngừa da tay khô.
Nguyên nhân gây da tay khô
Thời tiết
Trong những tháng mùa lạnh, da của bạn sẽ trở nên khô hơn. Thay đổi khí hậu, đặc biệt là khi trời lạnh nhưng lại hanh cũng sẽ khiến da tay khô.
Điều kiện làm việc
Những người có công việc đòi hỏi phải rửa tay thường xuyên như y tá, bác sĩ, giáo viên có thể nhận thấy bàn tay của mình hay bị khô. Công nhân nhà máy, các thợ làm tóc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, các chất kích thích khắc nghiệt khác cũng gặp vấn đề tương tự.
Điều kiện y tế
Một số điều kiện y tế cũng có thể dẫn đến da tay khô. Ví dụ, những người bị rối loạn hệ miễn dịch có thể bị giảm lượng lưu thông máu đến tay. Điều này khiến da tay của họ dễ bị kích thích hơn. Bệnh chàm hay bệnh vẩn nến – 2 tình trạng gây viêm da cũng có thể gây khô da tay, bóng tróc và nứt nẻ.

Bị da tay khô, khi nào bạn cần gặp bác sĩ
Nếu da tay khô với nguyên nhân chính là do bệnh chàm hoặc một vài tình trạng bệnh lý khác, bạn có thể dễ bị những biến chứng như nhiễm trùng hoặc móng tay biến dạng. Một số triệu chứng sẽ trở nên rất nghiêm trọng và nếu bị bạn phải đến gặp bác sĩ ngay:
– Màu da thay đổi
– Chảy máu trên da
– Sưng tấy
– Các vùng da hở xuất hiện ngày một nhiều
Nếu chữa trị da tay khô ở nhà không có hiệu quả, hãy nhớ đi tìm gặp bác sĩ ngay.
Trong hầu hết các trường hợp, da tay khô là một phần bình thường của cuộc sống. Chúng ta có thể điều trị vấn đề này bằng việc dùng kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, nếu da tay khô ngày càng trở nên nghiêm trọng, hãy tìm gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời, tránh ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.