Độ pH của sữa rửa mặt có tác động như thế nào đến da?
Trong bài viết trước mình đã nói về cấu tạo da, nhiệm vụ của da. Độ pH tự nhiên của da có vai trò quan trọng để bảo vệ da. Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích tác động pH của sữa rửa mặt.
Rửa mặt là làm sạch da để chuẩn bị cho chu trình chăm sóc da. Sửa rửa mặt – sản phẩm không thể thiếu trong công đoạn làm sạch. Tuy nhiên lựa chọn sai, sẽ khiến da bị tổn thương gặp các vấn đề như: khô da, ngứa, viêm da và mụn. Rất có thể độ pH của sữa rửa mặt là nguyên nhân của tình trạng này.
Cách da bảo vệ cơ thể
Tác dụng của tuyến bã nhờn, mồ hôi không thể phủ nhận. Chúng tao thành lớp màng bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân xấu ngăn chặn mất các chất điện giải. Theo nghiên cứu của Lambers H năm 2006, độ pH thông thường của da trong khoảng từ 4.48 đến 5.38. Tính axit này giúp cho da khỏe mạnh với các vi sinh vật có lợi. Các sản phẩm tẩy rửa sẽ có thể làm thay đổi pH của da. Phá vỡ đặc điểm tự nhiên của da ảnh hưởng đến hoạt động của da.
Xem thêm: Da dầu- điều kỳ diệu của cơ thể.
Lưu ý: pH=7.0 là trung tính, trên 7.0 là tính kiềm và dưới 7.0 là tính axit
Nghiên cứu của M.-H. Schmid-Wendtner và H.C. Korting chỉ ra sự liên quan của thay đổi pH của da với các bệnh viêm da và mụn. Vi khuẩn P. acnes gây mụn sinh sôi rất nhanh ở pH từ 6-6.5. Nhưng lại sinh sôi khá chậm ở pH 5.5. Môi trường axit còn là điều kiện để da tái tạo lớp tế bào bảo vệ da. Do đó, việc bảo toàn tính pH, lớp màng axit là yếu tố quyết định độ khỏe của da.
Vậy pH của sữa rửa mặt ảnh hưởng đến da như thế nào?
Độ pH của sữa rửa mặt khác với pH của da có thể làm thay đổi pH của da trong ngắn hạn và dài hạn. Sữa rửa mặt kiềm làm pH của da tăng trên mức bình thường trong nhiều giờ. Ngay cả rửa với nước bình thường và sữa rửa mặt pH giống da cũng có thể làm tăng pH của da trong khoảng thời gian ngắn.
Nghiên cứu của Korting et al được tiến hành trên 120 người, bị mụn cấp độ 1 và 2. Được chia làm 2 nhóm một nhóm sử dụng sữa rửa mặt có độ pH 5,5 gần giống với da người, nhóm khác sử dụng sữa rửa mặt có tính kiềm.
Kết quả sau 12 tuần: số lượng mụn viêm ở nhóm 1 giảm đi trong khi tăng lên ở nhóm còn lại. Khi bắt đầu thử nghiệm, số lượng mụn sưng ở các tình nguyện viên ở 2 nhóm là như nhau. Sau 12 tuần, số lượng đó ở nhóm dùng sản phẩm có tính kiềm nhiều hơn nhóm còn lại tới 50%. Có 21% – 26% người ở nhóm dùng sản phẩm kiềm gặp phải tình trạng ngứa da, tấy đỏ và khô tróc.
Nghiên cứu, không khẳng định có thể hết mụn khi sử dụng sữa rửa mặt có độ pH tương đương với da, nhưng là minh chứng sữa rửa mặt có tính kiềm tác động đến khă năng gây mụn. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả của các nghiên trên. Sữa rửa mặt có pH cao sẽ phá huỷ lớp màng axit bảo vệ da, làm khô da, phá vỡ môi trường vi sinh cân bằng của da, tạo điều kiện cho vi khuẩn mụn sinh sôi.
Chọn sữa rửa mặt như thế nào?
Nguyên tắc đầu tiên: cảm nhận sử dụng của chính bạn nếu bạn cảm thấy da thoáng sạch, mềm mịn không có cảm giác bị khô thì đó chính là sản phẩm phù hợp.
Tuy nhiên cách trên thì chỉ khi dùng thì bạn mới có thể biết được. Dưới đây sẽ là một vài cách để bạn có thể lựa chọn trước khi quyết định mua.
- Chọn sữa rửa mặt có pH giống với da, không nên vượt quá pH 6,0. Nên tránh loại tạo nhiều bọt do sữa rửa mặt tạo bọt thường có tính kiềm cao. Tham khảo danh sách
- Tẩy trang đã có nước tẩy trang chuyên biệt, do đó bạn chỉ cần sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ. Sử dụng loại dụi nhẹ sẽ giúp bảo toàn cấu trúc da. Do đó nên tránh loại sữa rửa mặt có chứa các loại hạt chà xát vào da, chất tẩy rửa. Như: các chất gốc sulfate như sodium lauryl sulfate, sodium laureth sulfate. Các chất tẩy rửa mạnh sẽ phá hoại lớp màng lipid của da, làm yếu lớp bảo vệ, dẫn tới khô da, tấy đỏ, ngứa, kích ứng, viêm sưng (mụn) và ảnh hưởng xấu tới quá trình tái tạo da.
- pH của sữa rửa mặt là chưa đủ để bạn chọn được sữa rửa mặt phù hợp, bạn cần để ý đến thành phần của nó thành phần không hợp với bạn thì khả năng gây mụn là vẫn có thể.
- Lựa chọn sữa rửa mặt, bạn cũng cần để ý thời tiết. Thời tiết khác nhau, độ ẩm, nhiệt độ khác tùy vào yêu cầu da để bạn có thể thay đổi sữa rửa mặt.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết tại mlamdep, đừng quên để lại suy nghĩ của bạn bên dưới bình luận!
1 Response
[…] Xem thêm: Tác động của độ pH sữa rửa mặt đến da […]