Tác dụng của collagen là gì? Vì sao collagen lại được phái đẹp ưu tiên lựa chọn

Chắc hẳn ai cũng từng một lần nghe qua về collagen trong những cách làm đẹp da. Nhưng chắc chắn một điều rằng không nhiều người thật sự hiểu rõ tác dụng của collagen đối với làn da. Để hiểu rõ hơn về collagen và tác dụng của collagen, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Collagen được định nghĩa là gì?

Tác dụng của collagen
Collagen là gì?

Collagen là một loại protein có trong cơ thể con người. Theo nghiên cứu thì có đến 25% tổng lượng protein này trong cơ thể và nó chiếm khoảng 70% cấu trúc da. Collagen chủ yếu được phân bổ ở lớp hạ bì của da. Tác dụng của collagen chính là két nối các tế bào, kích thích quá trình trao đổi chất và tạo độ đàn hồi cho da.

Đối với da thì collagen được xem là chất keo kết nối các tế bào dưới da. Vì vậy chẳng có gì là ngạc nhiên khi chúng là một trong nhiều yếu tố quyết định đến độ săn chắc, mịn màng của làn da.

Những tác dụng của collagen ít ai ngờ đến

Cải thiện sức khỏe của da

Tác dụng của collagen
Collagen giúp ngăn ngừa nếp nhăn và hạn chế tình trạng lão hóa sớm

Như đã nói collagen là thành phần chính của da. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe, tăng độ đàn hồi cho da. Bởi khi có tuổi, cơ thể sẽ bắt đầu sản xuất ít collagen hơn, từ đó dẫn đến tình trang da khô và nếp nhăn bắt đầu xuất hiện.

Một số chất bổ sung có chứa collagen hoặc peptide collagen có thể giúp làm chậm sự lão hóa. Điển hình nhất chính là giảm nếp nhăn và khô da. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ sử dụng chất bổ sung có chứ từ 2,5-5 gram collagen trong vòng 8 tuần thì da sẽ ít bị khô và tăng độ đàn hồi đáng kể so với những người không sử dụng những chất bổ sung collagen.

Ngoài ra, bổ sung collagen còn có thể thúc đẩy sản xuất những protein khác trong cấu trúc da của bạn chẳng hạn như elastin và fibrillin.

Giảm đau khớp hiệu quả

Collagen còn giúp duy trì tính toàn vẹn của sụn để bảo vệ khớp tốt hơn. Khi già đi, số lượng collagen trong cơ thể sẽ bị giảm, từ đó dẫn đến các nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp như viêm xương khớp.

Rất nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc bổ sung collagen sẽ giúp cải thiện những triệu chứng bệnh viêm xương khớp và giảm đau khớp.

Góp phần ngăn ngừa loãng xương

Tác dụng của collagen còn giúp giữ cấu trúc xương và giúp chúng chắc khỏe. Tương tự như collagen trong cơ thể bị bị giảm do già đi thì khối lượng xương cũng như vậy. Từ đó dẫn đến tình trạng loãng xương và gia tăng nguy cơ gãy xương cao hơn.

Các nghiên cứu từ những chuyên gia đã cho thấy rằng bổ sung collagen có thể mang đến những tác dụng nhất định trong cơ thể. Nó giúp ức chế sự phân hủy xương, làm giảm nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi.

Giúp tăng khối lượng cơ bắp

Mô cơ vốn được cấu tạo từ 1% – 10% collagen và trong trường hợp này, collagen giúp giữ cho cơ bắp mạnh mẽ và hoạt động chính xác hơn.

Việc bổ sung collagen giúp tăng khối lượng cơ bắp ở những người bị thiểu cơ. Ngoài ra, bổ sung collagen còn có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp protein cơ bắp. Đồng thời kích thích tăng trưởng cơ bắp sau khi bạn tập thể dục.

Những lợi ích sức khỏe khác

Bổ sung collagen còn có lợi cho tóc và móng. Cụ thể nó giúp làm tăng sức mạnh cua móng tay, ngăn ngừa giòn, kích thích tóc và móng mọc dài hơn.

Tác dụng của collagen đến làn da của bạn

Duy trì độ săn chắc của làn da

Tác dụng của collagen
Collagen giúp duy trì độ săn chắc và đàn hồi của da

Duy trì độ săn chắc và đàn hồi của da là một trong những tác dụng của collagen đối với làn da của bạn. Bởi như đã nói, collagen được tìm thấy nhiều ở lớp hạ bì. Tại đây nó đóng vai trò như chất keo kết nối các tế bào dưới da. Và chúng ảnh hưởng nhiều đến sự mịn màng, săn chắc của làn da.

Tuy nhiên, khả năng tự sản xuất ra collagen của cơ thể sẽ giảm dần khi tuổi càng cao. Ngoài ra, những vấn đề khác như stress, chế độ dinh dưỡng, mất căn bằng nội tạng cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất collagen.

Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ô nhiễm hay chăm sóc da kém cũng ảnh hưởng đến lượng collagen trong cơ thể. Từ đó khiến các cơ bị suy yếu, da kém săn chắc, xuất hiện những dấu hiệu lão hóa sớm như nếp nhăn, chảy xệ, vết chân chim,…

Giúp da luôn trẻ trung

Thêm một tác dụng đáng chú ý của collagen với làn da của bạn đó là giúp da luôn trẻ trung, tươi sáng và rực rỡ. Loại protein thiết yếu này cung cấp độ đàn hồi của da, khiến da trông trẻ và mạnh khỏe hơn.

Ngoài ra, màu da cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự trẻ trung của da. Nhưng màu da lại không thể giúp duy trì lượng collagen. Bởi khi già đi thì da không được bảo vệ dưới ánh nắng mặt trời, da sẽ bắt đầu trở nên sần sùi và lão hóa.

Làm phẳng và mờ sẹo

Với những chấn thương hoặc các vấn đề về mụn trứng cá thì sẽ để lại những vết sẹo trên da của bạn. Trong khi mô sẹo chủ yếu được tạo thành từ collagen. Collagen trong mô sẹo thường sẽ dày hơn và kém dàn hồi so với những mô bình thường.

Sẹo mụn vốn khiến bạn mất đi tự tin. Có những vết sẹo bạn có thể uống collagen để giúp da tự làm phẳng. Những axit amin tìm thấy trong collagen còn giúp thiểu sự xuất hiện của những đốm đen. Theo nhiều nghiên cứu, collagen còn có tác dụng thúc đẩy hình thành những mô khỏe mạnh, tăng tốc quá trình tự chữa lành vết thương.

Bổ sung collagen thế nào cho đúng – Lời khuyên từ chuyên gia

Hiện nay collage là một trong nhiều thực phẩm chức năng được quảng cáo mang lại công dụng giữ gìn tuổi xuân cho phái đẹp. Collagen có đủ loại từ dạng viên, nước đến kem bôi ngoài da, mặt nạ collagen. Giá của từng sản phẩm cũng chênh lệch nhau tùy từng sản phẩm

Theo nghiên cứu, collagen chiếm đến 70% cấu trúc da và chủ yếu phân bổ ở lớp hạ bì. Tác dụng của collagen chính là giúp phục hồi, tái tạo da, giảm nếp nhăn, nám và tàn nhang. Theo ước tính thì từ năm 25 tuổi, mỗi năm cơ thể sẽ mất đi khoảng 1 – 1.5% lượng collagen. Ngoài việc lão hóa thì việc ăn uống không khoa học, ít nạp vào cơ thể những sản phẩm giàu collagen cũng là nguyên nhân khiến cơ thể bị mất lượng collagen đáng kể.

Vì vậy, bạn cần bổ sung collagen bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Bổ sung nhiều tảo, rau diệp lục, hải sản và nên đắp mặt nạ có chứa những chất này.

Việc bổ sung collagen nhân tạo bằng đường uống hay bôi ngoài da sẽ không thể giống như cơ thể tự sản sinh. Nên có thể sẽ xuất hiện yếu tố đào thải, không kích ứng. Vì vậy, khi sử dụng bạn nên chú ý đến những hướng dẫn chỉ định, chống chỉ định và hơn hết là nguồn gốc của sản phẩm.

Những thực phẩm giúp bạn bổ sung collagen

Tác dụng của collagen
Một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh sẽ giúp bạn bổ sung collagen

Collagen được dự trữ dưới dạng tiền chất procollagen. Chúng được tạo ra bằng sự kết hợp giữa 2 loại axit amin là proline và glycine dưới tác dụng của vitamin C. Nếu bạn muốn bổ sung collagen một cách hiệu quả nhất hãy tiêu thụ thêm những thực phẩm dưới đây:

– Vitamin C: Có trong những loại trái cây họ quýt, cam, dâu tây.

– Proline: Được tìm thấy nhiều trong lòng trắng trứng, mầm lúa mì và những sản phẩm từ sữa, măng tây, bắp cải, nấm.

– Đồng: Tìm thấy nhiều ở nội tạng, bột ca cao, vừng, hạt điều.

Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều protein như thịt gia cầm, hải sản và các loại đậu.

Những thực phẩm gây phá hủy collagen

Tác dụng của collagen
Một số thói quen ăn uống và sinh hoạt sẽ gây phá hủy collagen

Bên cạnh những thực phẩm giúp bổ sung collagen thì bạn cũng cần lưu ý những thực phẩm gây phá hủy collagen:

– Carbs tinh chế và đường: Làm hạn chế khả năng tự sửa chữa collagen.

– Ánh nắng mặt trời quá nhiều: Những tia UV trong ánh sáng mặt trời có thể làm giảm khả năng sản xuất collagen.

– Hút thuốc: Thói quen hút thuốc sẽ làm giảm sản xuất collagen. Ngoài ra nó còn giảm khả năng chữa lành vết thương, hình thành các nếp nhăn.

Tóm lại, với những công dụng tuyệt vời trên, collagen không chỉ giúp bảo vệ da, ngăn ngừa lão hóa mà còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe của bạn. Hiểu rõ tác dụng của collagen sẽ giúp bạn bổ sung chúng đúng cách để mang lại vẻ đẹp tươi trẻ cho làn da.

>> Xem thêm: Chăm sóc da mùa hè: 7 nguyên tắc cần phải ghi nhớ

>> Xem thêm: Có nên cạo lông mặt không? Đi tìm câu trả lời cùng chuyên gia

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *